MENU
"Giá trị thật của bạn được quyết định bởi giá trị mà bạn cho đi chứ không phải giá trị mà bạn nhật được"
Gửi yêu cầu để nhận tư vấn miễn phí và bản vẻ
28/09/2023 - 10:05 AMPhùng Quang Khải 705 Lượt xem

Khi xây dựng nhà ai cũng muốn tìm hiểu các quy trình thi công nhà như thế nào cho đảm bảo chất lượng, Thì đổi với việc thi công ép cọc cũng vậy, bạn cần biết quy trình ép cọc gồm mấy bước, và những sai lầm nào thường gặp khi ép cọc, bạn cần nắm rõ điều này để giám sát thầy thợ thi công ép cọc cho nhà mình, tránh tình trạng bị thầu thợ bỏ qua các công đoạn quan trọng, dẫn đến ảnh hưởng kết cấu móng nhà của mình, Trong bài viết này mình sẽ chia sẽ cho bạn biết tất tần tật về móng cọc.

1. Công các kiểm tra thiết bị và vật tư ép cọc

- Đối với công tác ép cọc của ngôi nhà này, chủ nhà là người trả tiền trực tiếp cho bên đơn vị ép cọc, sau khi hợp đồng ép cọc bê tông đã được ký kết, giá cả ép cọc bê tông cũng đã thống nhất. Thì chúng tôi bên đơn vị thi công sẽ tiến hành nghiệm thu vật tư cọc đầu vào cho chủ nhà, về kiểm định của máy em cọc có không, kiểm định về đồng hồ đo và bản quy đổi tại trọng trên đồng có đúng không, nghiệm thủ tại trọng toàn bộ các cục tại mang tới công trình có đúng khối lượng ép tối đa Pmax như thiết kế đưa ra không?

- Sau khi kiểm tra được các thiết bị chuẩn như TCVN đưa ra thì nhà thầu bắt đầu tiến hành ép cọc thử.

- ép cọc thử là một cách để xác định tại khu vực này cần ép chiều sau bao nhiêu m là đạt được tải trọng như thiết kế nhà đưa ra ( nói ngắn gọn hơn là ví dụ thiết kế đưa ra ép 70 Tấn, thì ép đến khi nào đạt 70 Tấn thi sẽ dừng, lúc đó sẽ biết chiều sâu của cọc được bao nhiêu và tiến hành nhập cọc về ép toàn bộ các cọc còn lại, đối với việc ép thử tải thì bên TDHOME thường em 2,3 tiêm tuy vào quy mô công trình ở đầu cuối và giữa để xác định được tầng đất cứng phía dưới.

- Việc ép thứ tải cần phải đòi hỏi bên giám sát phải có kinh nghiệm thi công để kiểm tra coi cọc đã đủ tại thật hay chưa ( có trường hợp cọc đã đủ tại, nhưng để qua ngày mai ép lại thì lại không đủ tải) vì vậy chúng tôi thường yêu cầu bên ép cọc, ép xong cọc thử thì để trong vòng 24 tiếng rồi tiếng hành ép lại coi cọc có xuống được nữa hay không rồi mới chuyển máy qua tim cọc khác

Công trình vừa tiến hành ép cọc bê tông loại cọc bê tông có đường kính 200x200 xong

- Khi nhập cộng về ép đại trà, chúng tôi đã giám sát nghiệm thu từng xe cọc chuyển về, để tránh tình trạng cọc bị nứt, do vận chuyển hoặc bên cung cấp cọc giao cọc nứt cọc lỗi

Đây là cách kiểm tra cọc bê tông có bị nứt hay không 

- Khi nghiệm thu vật tư cọc đầu vào, ngoài việc kiểm tra cọc có đầy đủ phụ kiện, để sắt, nắp bít, và mũi hay không thì đặt biệt phải kiểm tra cọc có bị nứt gẫy hay không, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cọc bê tông có đủ khả năng chịu lực cho đài móng như thiết kế nữa, vì một đài cọc hư sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà.

- Tiếp theo là giám sát việc cọc ép có thẳng đứng hay không, độ nghiệm của cọc phải i<2%

- Kiểm tra mối hàng giữa cọc này với cọc kia có đạt hay không, có đầy hay không, vì điều này sẽ ảnh hưởng để việc 2 đoạn cọc có dính chặc với nhau trong lòng đất lâu dài, mà không bị trượt qua trượt lại, làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của tim cọc này.

- Khi ép cọc lực ép (Pép) phải lớn hơn lực ép (Pmin) và Nhỏ hơn hoặc Bằng lực ép (Pmax) do thiết kế tính toán đưa ra.

Bảng quy đổi đồng hồ ép cọc được cấp bởi đơn vị kiểm định uy tín

- Sau khi ép xong toàn bộ các tim cọc như toạ độ bên thiết kế đưa ra, thi bên công ty chúng tôi làm biên bản nghiệm thu và nhận bàn giao toàn bộ tim cọc để tiến hành thi công

2. Xác định cao độ đài cọc để tiến hành cặt đục đầu cọc đúng cao độ thiết kế

- Đối với cọc trọn ly tâm thi dễ, anh em chỉ cần xác định cao độ cọc và cắt toàn bộ đầu cọc, sau đố sẽ đa rọ thép bỏ vào và đổ thanh râu chờ

anh em công nhân đang tiến hành cắt cọc ly tâm theo đúng cao độ thiết kế.

- Đối với cọc bê tông vuông 200x200, hoặc 250x250, hoặc cọc 300x300 thì chúng tôi cho anh em cắt xung quanh trước rồi mới tiền hành đục phía bên trong, lúc này đầu cọc sẽ phẳng, thì bề mặt tiếp xúc của cọc và đài cọc sẽ tốt hơn.

 

 Đây là các tim cọc bê tông vuông 200x200 đã được cắt và đục ra đúng cao độ

- Việt này đổi hỏi thợ phải bắn mực và cắt rất cẩn thận thì mới có được thành quả như hình trên, thể hịnh sự chỉnh chu và cẩn thận ngay cả những kết cấu bị chôn sâu dưới lòng đất như này.

3.Các lỗi sai thường mắc phải khi đục đầu cọc mà làm ảnh hưởng đến sức chịu tải của cọc gồm

+ Lỗi thứ 1:Anh em cắt cọc qua sát mặt đất không chưa 1 đoạn từ 5-7cm để ngàm vào đài móng.

Lỗi sai khi cắt đầu cọc qua sát, sẽ không có đoạn ngàm vào đài móng từ 5-7CM

+ Lỗi thứ 2 là anh em chờ thép râu ngàm vào dài quá ngắn, không đủ từ 35d- đến 40d, với d= đường kính thép ( ví dụ 40d của thép 16 = 640mm) sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng chịu nhổ cọc của đài cọc

Thép râu cọc chờ quá ngắn so với tiêu chuẩn là từ 35d-40d

+ Lỗi thứ 3: khi ép cọc thì 2 tim quá sát nhau, tối thiểu 2 tim cách nhau phải lớn hơn 3d, nếu không sẽ gặp hiện tường hiệu ứng nhóm cọc, khiến sức chịu tải của 2 cọc gần nhau quá sẽ giảm đi, tức là khi ép cọc xuống đất, xung quanh nó sẽ có lực ma sát để kéo cây cọc lại, lực này sẽ giúp cho cọc chịu được tải trọng ngôi nhà.

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH ĐẠT

Điện thoại / Zalo : 0938.252.258
Email liên hệ : nhudattk@gmail.com  
 
Tin liên quan
Bài xem nhiều

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • ,

  • Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    Hỗ trợ
    Bài viết mới nhất
    DỊCH VỤ
    Liên hệ
    Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
    TDHOME
    523a Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Quận 9, Hồ Chí Minh
    HOTLINE: 0938252258
    Email nhudattk@gmail.com
    Website https://thanhdathome.com/
    Mở cửa: Thứ 2 – Thứ 7 từ 08:30 – 20:00
    Liên hệ tư vấn
    Hotline

    0938252258

    Fanpage
    Bản quyền thuộc về TDHOME 2019. Thiết kế bởi: Hpsoft.vn

     

    0938252258