Đây là một căn nhà xây dựng vào ngày 04/04/023 đến ngày 12/07/2023 hoàn thành
CĐT Nguyễn Xuân Hoàn
Địa điểm : Suối Nghệ - Bà Rịa Vũng Tàu
Quy mô: 1 trệt 2 lầu - 3 phòng ngủ 3 nhà vệ sinh
Sau đây là toàn bộ các bước thi công nhà của anh Hoàn, với thời gian là hơn 3 tháng, mọi người có thể xem để tham khảo cho ngôi nhà của mình
- Đối với công tác ép cọc của ngôi nhà này, chủ nhà là người trả tiền trực tiếp cho bên đơn vị ép cọc, sau khi hợp đồng ép cọc bê tông đã được ký kết, giá cả ép cọc bê tông cũng đã thống nhất. Thì chúng tôi bên đơn vị thi công sẽ tiến hành nghiệm thu vật tư cọc đầu vào cho chủ nhà, về kiểm định của máy em cọc có không, kiểm định về đồng hồ đo và bản quy đổi tại trọng trên đồng có đúng không, nghiệm thủ tại trọng toàn bộ các cục tại mang tới công trình có đúng khối lượng ép tối đa Pmax như thiết kế đưa ra không?
- Sau khi kiểm tra được các thiết bị chuẩn như TCVN đưa ra thì nhà thầu bắt đầu tiến hành ép cọc thử.
+ ép cọc thử là một cách để xác định tại khu vực này cần ép chiều sau bao nhiêu m là đạt được tải trọng như thiết kế nhà đưa ra ( nói ngắn gọn hơn là ví dụ thiết kế đưa ra ép 70 Tấn, thì ép đến khi nào đạt 70 Tấn thi sẽ dừng, lúc đó sẽ biết chiều sâu của cọc được bao nhiêu và tiến hành nhập cọc về ép toàn bộ các cọc còn lại, đối với việc ép thử tải thì bên TDHOME thường em 2,3 tiêm tuy vào quy mô công trình ở đầu cuối và giữa để xác định được tầng đất cứng phía dưới.
+ Việc ép thứ tải cần phải đòi hỏi bên giám sát phải có kinh nghiệm thi công để kiểm tra coi cọc đã đủ tại thật hay chưa ( có trường hợp cọc đã đủ tại, nhưng để qua ngày mai ép lại thì lại không đủ tải) vì vậy chúng tôi thường yêu cầu bên ép cọc, ép xong cọc thử thì để trong vòng 24 tiếng rồi tiếng hành ép lại coi cọc có xuống được nữa hay không rồi mới chuyển máy qua tim cọc khác
Công trình vừa tiến hành ép cọc bê tông loại cọc bê tông có đường kính 200x200
Chủ nhà cũng có thể sử dụng bê tông lót đã 4x6 mác 100, hoặc tiết kiệm chi phí hơn là lăm le hay trải bạt Pe cũng là một biện pháp thi công đạt yêu câu, về khả năng chống mất nước
Sau thi đổ bê tông lót móng đá 1x2 mác 100 xong thì anh em tiến hành gia công ván khuôn , cốt thép móng theo đúng như bản vẽ thiết kế, và tiêu chuẩn cắt nối, và gia cường thép theo TCVN
Sau khi hoàn thành công tác ván khuôn và cốt thép móng anh em sẽ tiến hành đổ bê tông móng, khi đổ bê tông móng cọc thì có vài chú ý như sau:
- Đối với ván khuôn là gạch xây thi luôn luôn tưới đẫm gạch để gạch nó nước xong mới đổ bê tông, lúc này gạch sẽ không còn hút nước từ trong bê tông, làm mất nước gây ảnh hưởng cho quá trình thuỷ hoá bê tông
- Đầm dùi kĩ lưỡng để bê tông không bị rỗ, vì lúc này chúng ta không thể kiểm soát được vấn đề này
Sau khi đổ bê tông móng xong thì quá trình bảo dưỡng là không thể thiểu, không chỉ bê tông móng mà hầu hết các cấu kiện bê tông khác nữa.
Vì trong 3 ngày đầu tiên bê tông sẽ cần nhiều nước để thực hiện quá trình thuỷ hoá và đạt 40% cường độ, đến ngày thứ 7 nó sẽ đạt được 60% cường độ, cho nên vấn để tưới nước bảo dưỡng cho móng là rất quan trọng
Anh cai thầu đang tưới bê tông móng, và trải bao bố bảo dưỡng cho móng
Thi công hầm phân phải đúng theo thiết kế, và tiêu chuẩn, chống nước bị thấm ra bên ngoài, gây ảnh hưởng môi trường nước xung quanh, cũng là tạo môi trường kỵ khí cho vi sinh vật phát triễn tốt, giúp chúng ta phân huỷ chất thải nhanh hơn, sẽ không xảy ra tình trạng đầy hầm phân
Đây là cách xây hầm tự hoại 3 ngăn, và các đặt ống bê tự hoại 3 ngăn chuẩn
Có nhiều người hỏi xây bó nến là gì, thi mình xin trả lời mục đích của xây bó nền như sau:
Mục địch của việc xây bó nền chăn đất, để không xảy ra tình trạng đất nhà mình bị trồi san nhà khác, khi sau này họ tiến hành đào móng xây nhà
Khi thi công thép cột và ván khuôn cần một số lưu ý sau:
- Đúng theo tim trục trong bản vẽ
- Đúng theo kích thước của đơn bị thiết kế đưa ra, vị dụ cột 200x200, cột 200x300, cột 200x400...
- Bố trí cốt thép đúng theo bảng vẽ về số lượng, chiều dài, và tiêt diện thép, ngoài ra còn đúng theo chủng loại vật tư ký trong hợp đồng, vị dụ thép Việt Nhật, Thép Pomina...
Với bất kì cấu kiện bê tông nói chung và bê tông cột nói riêng thì chúng tôi không bao giờ bỏ qua công tác tưới bão dưỡng bê tông cột trong 7 ngày đầu tiênvì nó ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính của ngôi nhà. Tối thiểu phải bảo dưỡng được trong 3 ngày đâu tiên.
- Nên tưới ẩm gạch trước khi xây tường, vì gạch khô sẽ rất háo nước, lúc đó hút hết nước trong vữa sẽ khiến tường gạch giảm chất lượng
- Nếu có điều kiện thi tốt nhất chân tường mọi người nên xây 3 viên gạch đinh như chúng tôi, để việc chống thấm nước dưới chân tường tốt hơn, cứ 5 hàng gạch ống thì xem vào 1 hàng gạch thẻ để kết cấu tường chắc chắn hơn
Trước khi tô trát tường thì chúng tôi luôn có những công tác chuẩn bị như:
- Đóng lưới mắt cáo gia cố chống nứt
- Ghém mặt phẳng giúp tường tô phẳng hơn
- Tưới nước tạo ẩm trước khi tô, giúp tường gạch không hút hết nước trong vữa tô
- Cần chú ý ghém mặt phẳng trước khi tô trát
- Trát hồ dầu vào những vị trí cột dầm, bê tông mục đích làm tăng độ bám dính tốt hơn
- Kiểm tra nách, góc cạnh bằng ke vuông, vì những vị trí này rất khó sửa chữa khi hoan thiện xong, lúc này sẽ không đẹp và mất công sức.
- Tô trát xong cũng cần phải tưới nước bảo dưỡng thêm tốt nhất là 3-4h sau khi tô trát.
- Thi công ván khuôn sàn theo đúng kích thước, cây chống phải đủ và chắc chắn, tránh tình trạng đang đổ thì gặp sự cố
- Thi công cốt thép thi đúng bảng vẽ thiết kế kết cấu đưa ra, đúng số lượng, chiều dài, và tiết diện thép.
- Không được quên việc kê thép cho sàn bê tông, đây là cách giúp kiểm soát được lớp bảo vệ cho sàn bê tông, tránh tình trạng sàn bị lòi thép, cháy thép về sau
.
- Khi đổ bê tông sàn cần đầm kĩ lưỡng tránh tình trạng sàn bị rổ, ảnh hưởng để chất lượng kết cấu
- Cần thi công đúng độ dày theo thiết kế
- Tuyệt đối không cho nước vào bê tông, ngay cả khi bê tông qua khô, mà cần tăng độ sụt theo đúng tỉ lệ, phụ gia cần thiết
- Nghe thi có vẽ đơn giản, nhưng bố trụ là bộ phận cũng rất là quan trọng, nó ảnh hưởng để kết cấu vững chắc của tường xây
- Đối với tường cao hơn 3m, và dài hơn 3m thì cần phải có bổ trụ để tăng độ vững chắc cho kết cấu tường
Anh em thợ đã đỗ bổ trụ trước khi xây tường
- Cần nghiệm thu toàn bộ công tác xây tường trước khi tiến hành tô trát hoàn thiện
- Đóng lưới toàn bộ các vị trí tường liên kết với cấu kiện bê tông như cột, dầm , sàn, lanh tô
- Thi công hệ thống nước phải đúng theo bản vẽ, đối với ống nước nóng thì bắt buộc phải đi ống PPR chiệu nhiệt độ cao, còn ống nước lạnh thì tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình mà chúng ta chọn lựa ống Upvc hoặc PPR cho hợp lý
- Sau khi hoàn thành công tác thi công hệ thống nước, cần yêu cầu anh em thợ test nước đầy đủ, để tránh tình trạng sau này sử dụng một thời gian đường nước cấp bị bun mối hàn, hoặc hở keo, làm thất thoát nước, lúc nào khó tìm ra nguyên nhân vì toàn bộ ông nước đi âm trong tường
- Ai hỏi chúng tôi trong các công tác hoàn thiện thì công tác nào là quan trọng nhất, thì câu trả lời duy nhất là phần chống thấm, nó ảnh hưởng đến toàn bộ các công tác còn lại như: thấm sẽ bị hư trần thạch cao, hư đồ nội thất trong nhà, hư thiết bị điện, hư tường sơn nước....
Không chỉ chống thẩm kỉ lưởng sân thượng, mà các khu vực như ban công, toilet cũng phải thực hiện đúng các quy trình này, giúp cho ngôi nhà bên theo thơi gian
- Thi công ốp lát gạch thì nên để ý 2 vấn đề sau
+ Đối với gạch ốp lát, nếu thành phần cấu tạo là côt đá thì nên sử dụng keo dán gạch, ngược lại là gạch cốt liệu là đất sét tinh chế thì sử dụng hồ dầu sẽ tiết kiệm chi phí, mà chất lượng vấn đảm bảo lâu dài
+ Về phần thi công thì nên tưới ẩm tường trước khi ốp lát, ngâm gạch đối với gạch men, và lâu sạch, vệ sinh sạch đối với gạch cốt liệu đá
+ Nên sử dụng ke nêm căn bằng sẽ giúp cho gạch lúc nào cũng phẳng, khe hở ron gạch bằng nhau tại mọi điểm
- Sử dụng gạch đinh cầu thăng sẽ chắc chắn hơn, sau này muốn gắn làn càng, ốp gỗ cũng chắc hơn, chống rung lắc
- Sau khi hoàn thành công tác tô trát tường thì chờ đợt để tường khô hẳn và độ ẩm tường dưới <16% thì anh em thợ sơn sẽ bắt đầu công tác sơn bả
- Đối với công tác này cần phối hợp với anh em sơn bả để nghiệm thu bề mặt tường, những phần nào chưa đạt sẽ yêu cầu thợ hồ sửa lại rồi mới sơn tiếp, tránh tình trạng đã sơn rồi mà thợ hồ sửa lại quá nhiều, làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ và chất lượng sơn tường.
- Trước khi sơn bả phải yêu cầu anh em che chắn những khu vực đã thi công rồi, như nền gạch, tường gạch, đá cầu thang, ổ điện ... Để tránh tình trạng làm bẩn, hoặc trầy xước những vị trí này.
- Sau khi tường đạt độ ẩm <16% thì tiến hành bả lớp 2 lớp matit, sau đó chờ khô và tiến hành xả nhám để bề mặt bằng phẳng
- Sơn lót là không thể thiếu vì nó chống kiềm trong lớp vữa tô gây ra, về sau sẽ làm tường bị muối hoá.
- Sơn 2 lớp hoàn thiện là kết thúc công tác sơn.
- Các hạng mục trang trí bên ngoài như lam nhựa giả gỗ, cổng, cửa nhôm kính, sẽ được thi công ngay sau khi anh em sơn nước đã bả 2 lớp xong và xả.
- Đối với các vật liệu sử dụng cho ngoại thất cần đạt yêu cầu mà bên theo thời gian, vì nó sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường bên ngoài như nắng, mưa.
- sau thi hoàn thiện các hạng mục này xong thì đơn vị sơn sẽ là người cuối hoàn thành công việc để chuẩn bị bàn giao cho gia chủ
- Khi xây dựng nhà, càng về cuối đòi hỏi nhà thầu phải làm việc kĩ lưỡng và cẩn thận, để tránh tình trạng bị dẫm chân lên nhau giữa các công tác hoàn thiện. Ví dụ: sơn tường xong thì thợ sắt lắp đặt làm bẩn tường, thợ nước gắn thiết bị vệ sinh bị hư nền gạch, thợ điện gắn đèn làm hư trần thạch cao.
- Cần giám sát thường xuyên và nhắc nhở anh em thợ làm đúng, tránh tình trạng sửa đi sửa lại nhiều lần, làm mất thời gian và thẩm mĩ
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH ĐẠT
Chia sẻ bài viết:
0938252258