MENU
"Giá trị thật của bạn được quyết định bởi giá trị mà bạn cho đi chứ không phải giá trị mà bạn nhật được"
Gửi yêu cầu để nhận tư vấn miễn phí và bản vẻ
19/09/2023 - 9:58 AMPhùng Như Đạt 516 Lượt xem
Móng băng, một yếu tố quan trọng trong xây dựng dân dụng, thường dường như là một khái niệm mơ hồ đối với nhiều người. Tuy nó được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu về công dụng và cấu tạo của nó. Hãy cùng đội ngũ kỹ sư tại TDHOME khám phá chi tiết hơn về loại móng quan trọng này thông qua bài viết dưới đây.
 

Móng băng là gì?

Móng băng là loại móng đặt dưới các cột, trụ hoặc tường của một công trình. Thông thường, chúng có hình dạng dải dài, một hàng dài song song hoặc chéo thành hình chữ thập. Móng băng được thiết kế để chịu lực tải của cột hoặc tường. Có ba loại móng băng chính: móng mềm, móng cứng và móng kết hợp. Lựa chọn loại móng thích hợp phụ thuộc vào quy mô và điều kiện kỹ thuật của công trình cũng như yếu tố kinh tế.

Thợ đang tưới nước bảo dưỡng móng băng

Cấu tạo của móng băng

Móng băng bao gồm một lớp bê tông lót móng, một bản móng chạy liên tục liên kết các móng lại với nhau và dầm móng. Cấu tạo cụ thể như sau: 
Lớp bê tông lót dày 100mm, có thể đổ bê tông lót mac 100 đá 1x2, hoặc lớp vữa lăm le, hoặc trải bạt pe để chống mất nước, và tạo độ phẳng cho mặt bằng
Kích thước bản móng thường là (900-1200)x350 (mm)
Kích thước dầm móng thường là 300x(500-700) (mm)
Thép bản móng thông thường: Φ12a150.
Thép dầm móng thông thường: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Và được tính toán dựa vào tải trọng ngôi nhà được dựng trên phầm mềm chuyên dụng của kỹ sư thiết kế kết cấu, như etab, safe, robot structural....
Lưu ý rằng các số liệu trên là cơ bản và có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện địa chất và loại công trình xây dựng.
 
 

Thợ đang thi công thép móng băng nhà 2 tầng ở thanh phố Biên Hoà - Đồng Nai

Các loại móng băng

Móng băng được phân loại dựa trên tính chất và cấu trúc của chúng, bao gồm ba loại chính:
Móng mềm, móng cứng và móng kết hợp dựa trên tính chất và độ cứng.
Móng một phương và móng hai phương dựa trên cấu trúc theo phương. sau đây là một số hỉnh ảnh về móng băng
Mẫu Móng Băng nhà 2 tầng 1 phương
 

Đã hoàn thành xong công tác đổ bê tông móng băng

sau khi đổ bê tông móng băng, và chuẩn bị chuyển sang công tác đập đất để chuẩn bị lên đà kiềng
Mẫu móng băng nhà 3 tầng 2 phương
 
     

 Bố trí thép cho móng băng 2 phương nhà 3 tầng kỷ lưỡng

 

Mẫu móng băng nhà cấp 4

thép móng băng một phương nhà 3 tầng

Mẫu bố trí thép móng băng 

 

Ưu và nhược điểm của móng băng

Ưu điểm:

Kết nối chặt chẽ giữa tường và cột, tạo sự ổn định và đảm bảo truyền tải tải trọng xuống đất một cách hiệu quả hơn.
Giảm áp lực tại đáy móng, cải thiện phân bố tải trọng trên nền móng.

Nhược điểm:

Chiều sâu của móng thường nhỏ, gây ra sự thiếu ổn định và khả năng chống lật kém.
Không thích hợp cho nền đất yếu, đất có độ ổn định kém hoặc nhiều bùn.
Móng băng trong công trình xây dựng
Móng băng thường được sử dụng cho các công trình nhà ở tầm trung, từ 3 đến 5 tầng. Các căn nhà cấp 4 (1,2 tầng) thường sử dụng móng cốc. Tuy nhiên, có thể áp dụng móng băng cho các công trình biệt thự hoặc biệt thự nhà vườn.
 

Lưu ý khi thiết kế móng băng

 
Thiết kế móng băng đòi hỏi tính toán kỹ thuật để lựa chọn loại móng phù hợp nhất. Quyết định sử dụng móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp phụ thuộc vào độ sâu của móng và điều kiện địa chất của khu vực xây dựng. Móng băng có thể được sử dụng để chắn đất và tạo đường hầm cho các căn nhà có tầng hầm.
 

Các bước thi công móng băng

Bước 1: Đào đất hố móng theo thiết kế

chiều sâu chôn móng băng tối thiểu là 1,5m đối với nhà từ 3-4 tầng thì chiều sau chôn móng khuyến cáo là từ 2m - 2.5m và phải được đặt vời tầng đất tốt tối thiểu là 0.7m,  sau đó phải sửa lại hình dạng móng theo thiết kế và san phẳng để chuẩn bị cho công tác đổ bê tông lót.

Bước 2: Kiểm tra cao độ, đổ bê tông lót

có thể sử dụng bê tông lót móng bằng đá 1x2 mác 100, hoặc lăm le
  

Bê tông lót móng đá 1x2 mác 100

Bước 3: Ghép cốp pha móng

 

 Ở bước này cần lưu ý lắp đặt cốp pha móng phải thật cẩn thận, tránh những sai sót không đáng trong quá trình đổ bê tông.  

 
 

Bước 4: Đổ bê tông móng 

Đây là bước cuối cùng cũng là bước vô cùng quan trọng trong quy trình thi công móng băng. Đổ bê tông Mác đúng như trong bản vẽ thiết kế, cần lưu ý đầm liên tục và đều tay. 
Lưu ý khi đổ bê tông móng nên đổ từ xa đến gần và không đứng lên thành cốp pha làm sai lệch kết cấu của cốp pha.
 
 

Bước 5. Bảo dưỡng bê tông móng

Sau khi đổ bê tông móng tránh va chạm vật lý giúp bê tông không bị ảnh hưởng nứt, vỡ. Ngoài ra cần phải đảm bảo bê tông luôn đủ ẩm bằng cách trải bạt và tưới nước liên tục trong 7 ngày đầu.
  
 
Kết luận
 
Móng băng là một yếu tố quan trọng trong xây dựng dân dụng, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho công trình vững chắc và ổn định. Hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về móng băng, từ cấu tạo, loại hình, ưu điểm, và nhược điểm của nó. Để biết thêm thông tin hoặc nhận sự tư vấn, hãy liên hệ với đội ngũ kỹ sư tại TDHOME, chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn 24/7.
 
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH ĐẠT
Điện thoại / Zalo : 0938.252.258
Email liên hệ : nhudattk@gmail.com
 
Tin liên quan
Bài xem nhiều

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • ,

  • Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    Hỗ trợ
    Bài viết mới nhất
    DỊCH VỤ
    Liên hệ
    Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
    TDHOME
    523a Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Quận 9, Hồ Chí Minh
    HOTLINE: 0938252258
    Email nhudattk@gmail.com
    Website https://thanhdathome.com/
    Mở cửa: Thứ 2 – Thứ 7 từ 08:30 – 20:00
    Liên hệ tư vấn
    Hotline

    0938252258

    Fanpage
    Bản quyền thuộc về TDHOME 2019. Thiết kế bởi: Hpsoft.vn

     

    0938252258